Nguyên tắc tranh tụng theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

tham-gia-tranh-tung

Chia sẻ nếu thấy bài hay

Khi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được ban hành, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, nguyên tắc tranh tụng được thừa nhận chính thức trong một văn bản pháp lý tối cao của Nhà nước. Tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Đây chính là định hướng chỉ đạo, căn cứ xuất phát điểm cho việc tiếp tục quy định nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự.

 

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015, nguyên tắc tranh tụng được thể như sau:

 

Điều 26. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

 


Như vậy
, đây là lần đầu tiên nguyên tắc tranh tụng được thể hiện trong BLTTHS, từ đó tranh tụng cũng đã được xuất hiện trong một loạt các quy định khác nhau của Bộ luật, với mục đích tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm quyền con người, chống oan sai, nhanh chóng xác định sự thật khách quan của vụ án. Với nội dung của Điều 26 BLTTHS năm 2015, tranh tụng đã được thể hiện qua một số vấn đề sau:

 

– Thứ nhấtvề thời điểm xuất hiện tranh tụng:

Trong tố tụng hình sự, việc xác định sự thật khách quan của vụ án được trải qua các giai đoạn khác nhau, trong mỗi giai đoạn có mục đích và nhiệm vụ khác nhau do các chủ thể khác nhau thực hiện. Theo Điều 26 BLTTHS 2015 thì phạm vi của việc tranh tụng được xác định cả trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều được quyền tham gia vào quá trình tranh tụng.

 

– Thứ hai, về chủ thể tranh tụng:

Bản chất của hoạt động tranh tụng là sự tranh luận qua lại giữa hai bên buộc tội và bào chữa để tìm ra sự thật của vụ án. Chính vì vậy, tranh tụng chỉ đặt ra giữa bên buộc tội gồm: Cơ quan điều tra trực tiếp nhất là Điều tra viên và Viện kiểm sát, trực tiếp nhất là Kiểm sát viên và bên bào chữa gồm bị can, bị cáo, người bào chữa. Tòa án được trao cho nhiệm vụ là trọng tài trong quá trình xác định việc đánh giá chứng cứ của cả hai bên buộc tội và gỡ tội.

 

– Thứ ba, về nội dung của hoạt động tranh tụng.

+ Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được áp dụng hiệu quả trên thực tế, bên cạnh việc BLTTHS vẫn quy định quyền thu thập, đánh giá chứng cứ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội là chủ yếu như Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát thì Điều 26 BLTTHS cũng đã lần đầu tiên quy định bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ do cơ quan tố tụng thu thập và yêu cầu Tòa án thu thập, bổ sung chứng cứ nếu đã yêu cầu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà không được chấp nhận. Chính vì vậy, trong tranh tụng không thể chỉ cho phép một chủ thể được đơn phương, độc quyền trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Điều này là sự bảo đảm cho quá trình tranh tụng được bình đẳng và hiệu quả cao hơn.

 

+ Bên cạnh việc quy định quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ của các bên trong quan hệ tranh tụng, Điều 26 còn quy định các chứng cứ do Viện kiểm sát đưa ra Tòa án để xét xử phải được quy định đầy đủ, mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và các tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Như vậy, điều này cũng cho thấy, hoạt động tranh tụng công khai tại Phiên tòa là sự thể hiện tập trung nhất, cơ bản nhất của nguyên tắc tranh tụng. Bản chất của quá trình tranh tụng này là việc các bên quá quá trình tranh tụng đưa ra những trình bày, tranh luận để làm rõ các chứng cứ buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa.

 

+ Ngoài ra nguyên tắc tranh tụng tại Điều 26 BLTTHS còn có nội dung rất quan trọng khác đó là “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Việc tranh tụng chỉ là hình thức nếu kết quả tranh tụng không được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án. Mặc dù không hoàn toàn dựa vào kết quả tranh tụng như mô hình tố tụng tranh tụng, nhưng việc quy định bản án, quyết định của toàn án phải dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng là một trong những điểm mới nổi bật trong quy định về nguyên tắc tranh tụng.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.