Đánh giá về hình thức kinh doanh của công ty Việt Tiến Mạnh?

Chia sẻ nếu thấy bài hay

 

Công ty tôi kinh doanh về lĩnh vực thời trang bán hàng online, cách đây 3 năm trước Bên công ty Việt Tiến Mạnh có gọi điện tư vấn sử dụng dịch vụ marketing online do bên họ cung cấp để nâng cao hình ảnh thương hiệu của công ty, tăng khả năng cạnh tranh và quan trọng nhất là tăng doanh số bán hàng online. Bên công ty mình có ký hợp đồng thiết kế website, quảng cáo adwords và làm seo với Việt Tiến Mạnh (tên miền và hosing riêng). Khoảng gần 1 năm sau kinh doanh bên VTM có gọi điện cho mình thông báo dịch vụ SEO và AD của tôi sắp hết hạn, tên miền và hosting sắp hết hạn? Nhân viên KD VTM đề nghị tôi gia hạn dịch vụ và hướng dẫn các thủ tục thanh toán gia hạn dịch vụ. Vì đang làm quảng cáo Ad và Seo bên VTM ổn định nên tôi đồng ý ký hợp đồng gia hạn với VTM trị giá 3,5 triệu. 1 tháng sau mình nhận được thông báo của Việt IDC với nội dung công ty Việt Tiến Mạnh có hàng vi lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt khách hàng của họ. Việt IDC thông báo với nội dung nói xấu và “dìm hàng” Việt Tiến Mạnh để khách hàng không sử dụng dịch vụ của VTM.

Vậy tôi hỏi việc làm của KD Việt Tiến Mạnh có thể gọi là lừa đảo khách hàng không? Hành vi này có thể quy vào tội danh lừa dối khách hàng và bị truy tố theo pháp luật không? Nếu việc làm của Việt tiến mạnh không vi phạm pháp luật thì việc thông báo thông tin sai lệch của Việt IDC gây ảnh hưởng đến VTM có thể quy vào tội danh gì và bị truy tố không?

Kính mong Luật sư tư vấn giúp tôi, xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: thoitrang…@gmail.com

 Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi, thắc mắc của bạn, tôi xin được giải đáp như sau:

Điều 139 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định cụ thể về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy, trong trường hợp này việc làm của cty VTM không thể gọi và lừa đảo vì chưa đủ căn cứ để quy vào tội danh lừa dối chiếm đoạt tài sản của khách hàng nên không bị truy tố vào pháp luật.

Việc làm của Việt IDC có gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng và uy tín hình ảnh của VTM nhưng chưa đến mức nghiêm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu VTM muốn khởi tố Viet IDC cần phải có căn cứ xác thực về mức độ thiệt hại về kinh tế.

Trân trọng!

Hoanghunglaw

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.