Phân chia di sản mà người chết không để lại di chúc? tranh chấp di sản và hướng xử lý.

1. Phân chia di sản khi người chết không để lại di chúc ?

Kính chào luật sư, Em lập gia đình từ tháng 1/2013, vợ chồng em đã có 1 bé trai được hơn 2 tuổi! Vợ chồng em từ khi lấy nhau thì thuê nhà sống ở Hà Nội và không ở cùng bố mẹ bên nào cả, 2 vợ chồng cùng làm ở một Doanh nghiệp tư nhân.Năm ngoái, vợ chồng em có mua 1 căn hộ chung cư ở bán đảo Linh đàm, dự kiến tới tháng 10 năm nay sẽ lấy nhà (em đóng tiền nhà theo đợt theo yêu cầu của bên chủ đầu tư, hiện đã đóng được 3/5 lần, còn 2/5 lần nữa thì lấy nhà). Tiền mua căn hộ đó 30% do nhà em tự đóng, 70% còn lại vay ngân hàng và 2 đợt tới sẽ do ngân hàng giải ngân. Nhưng không may, tháng 6 vừa qua chồng em đột tử và anh không để lại bất kỳ di chúc nào, cũng không nói với ai bất kỳ điều gì về tài sản! Theo bạn bè bên ngân hàng kểm tra đối chiếu tên và CMND của anh thì em được biết anh có 2 tài khoản ở ngân hàng và số tiền còn trong đó là một tài khoản thẻ 88 triệu VND, một tài khoản tiết kiệm trong vòng 01 tháng là 103 triệu VND! Số tiền đó anh có tâm sự với bạn bè và người thân là dành dụm để mua nhà và không được động tới (em nghe kể vậy). Toàn bộ thu nhập từ trước tới nay của em đều dành cho chi tiêu gia đình, và anh thì không đưa cho em lương của anh mà dành dụm để mua nhà như em có nói ở trên ạ! Lúc vợ chồng em lấy nhau tài sản anh không có gì ngoài chiếc xe máy, sau này vợ chồng em sắm đủ từ tivi, tủ lạnh, điều hoà… Nay chồng mất, em chuyển hết về nhà cho bố mẹ chồng, và ông bà cho anh em bên nhà chồng hết ạ! Nay anh mất đi rồi, em muốn được tư vấn về số tiền tài khoản của anh, cũng như căn nhà em đang mua (vì em nghĩ không có sức cáng đáng được nên muốn bán).

Em muốn được hỏi là số tiền tài khoản đó em có phải chia cho bố mẹ chồng không ạ (vì bên ngân hàng yêu cầu phải có chữ ký uỷ quyền của bố mẹ chồng em, cùng với xác nhận của địa phương), và nếu em muốn bán nhà thì em có cần hỏi ý kiến cũng như cần chữ ký, sự đồng ý, hay phải chia số tiền sau khi bán nhà cho bố mẹ chồng không ạ? Vì lúc vợ chồng lấy nhau anh không hề có gì ạ! Dù thu nhập của anh cao nhưng không có sự chắt bóp của vợ chồng thì anh cũng không có gì trong tay như ngày hôm nay ạ!

Trả lời:

Thứ nhất, cần chứng minh việc chồng bạn tâm sự với bạn bè và người thân là dành dụm để mua nhà và không được động tới không được coi là hình thức di chúc miệng vì:

Đối với di chúc bằng miệng cần thỏa mãn những yêu cầu sau:

– Người lập di chúc trong tình trạng tính mạng bị đe dọa do bệnh tật hoặc do nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản

– Phải có hai người làm chứng về việc lập di chúc miệng, và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày di chúc miệng phải công chứng chứng thực.

Do đó, di sản của chồng bạn để lại sẽ được phân chia theo trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Về nguyên tắc:Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Do đó, số tiền trong tài khoản của chồng bạn vẫn phải chia cho bố, mẹ chồng của bạn

Trường hợp bạn muốn bán nhà cần phải phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của bố mẹ chồng bạn vì tài sản này là tài sản chung của nhiều người cho nên việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu.Sau khi bán nhà, số tiền thu được sẽ phải chia cho bố, mẹ chồng bạn theo nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân.

2. Tranh chấp trong khi chia di sản không có di chúc ?

Trả lời:

Về vấn đề chia di sản, vì ông (bà) ngoại của bạn mất mà không để lại di chúc nên tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế theo pháp luật.

Vì vậy mà di sản sẽ được chia đều cho cả 5 người con còn sống của ông ngoại bạn, bao gồm cả 2 người đã ra nước ngoài. Xin lưu ý là người con của ông ngoại bạn bạn mất tích hơn 15 năm sẽ được Tòa tuyên là đã chết và không được chia di sản, căn cứ vào điều 68 và điều 71 Bộ luật dân sự 2015 về việc tuyên bố một người mất tích và chết.

Về việc cô tư yêu cầu lấy phần tiền mình đã bỏ ra để sửa nhà rồi mới phân chia di sản, dựa theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:

Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.

Theo đó, nếu như khoản tiền cô tư cho ông ngoại của bạn để xây nhà được coi là một khoản nợ cá nhân giữa hai người và có giấy tờ chứng minh rõ ràng thì cô được quyền yêu cầu ưu tiên thanh toán cho mình, nếu không thì khoản tiền này không nằm trong thứ tự ưu tiên thanh toán và cô không có quyền đòi. Bạn nên giải thích rõ cho cô của bạn hiểu rõ các quy định của pháp luật, các bên tự thỏa thuận hợp lý để tránh xảy ra tranh chấp. Nếu không thể tự thỏa thuận thì bạn có thể gửi đơn kiện ra Tòa án địa phương để được yêu cầu phân chia di sản đúng pháp luật.

Trân trọng./.

3. Di sản thừa kế theo di chúc chia thế nào khi có con riêng ?

Trả lời:

Trước hết, trong trường hợp của bạn cần phải xác định mặc dù là con riêng nhưng khi bố bạn mất đi thì người con riêng đó vẫn có quyền được hưởng chia di sản thừa kế đối với phần di sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn. Đồng thời, tổng số tài sản 4 tỉ mặc dù như bạn cung cấp thông tin phần lớn là do mẹ bạn tạo ra nhưng toàn bộ tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhận nên vẫn xác định là tài sản chung của hai vợ chồng (bố bạn được quyền hưởng một nửa giá trị và trong một nửa giá trị đó khi bố mất đi thì mẹ, những người con của bố bao gồm cả con riêng đều có quyền hưởng).

– Thứ hai, theo quy định của Bộ luật dân sự về quyền thừa kế của cá nhân. Cụ thể:

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Điều 643. Hiệu lực của di chúc

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì sẽ phải xác định di chúc được lập di là thuộc khối tài sản cá nhân bố hay tài sản chung của hai vợ, chồng (bố,mẹ). Theo đó, nếu di sản mà bố bạn lập di chúc để lại là thuộc tài sản cá nhân và bản di chúc hợp pháp theo quy định pháp luật thì thời điểm bố mất – bản di chúc có hiệu lực thì bạn và những người thừa kế hợp pháp khác được quyền chỉ định hưởng sẽ phải tuân thủ thực hiện theo đúng ý chí thể hiện trong bản di chúc để lại. Tức là bạn sẽ phải mang bản di chúc đó ra văn phòng công chứng để tiến hành phân chia di sản thừa kế theo di chúc.

Tuy nhiên, trong trường hợp di chúc để lại đối với toàn bộ tài sản giá trị 4 tỉ đồng mà giá trị này thuộc quyền sở hữu của hai vợ chồng thì phải xem xét tinh hợp pháp bản di chúc vì bố bạn không có quyền định đoạt toàn bộ số di sản trên. Do đó, để đảm bảo quyền lợi thì các đồng thừa kế tự thỏa thuận với nhau để giải quyết, nếu không thỏa thuận được thì khởi kiện ra Tòa để xác định tính hợp pháp của di chúc và sau đó giải quyết vần đề chia di sản thừa kế.

Trân trọng ./.

4. Thừa kế và phân chia di sản khi không có di chúc ?

Tìm lại di chúc đã mất thì di sản được phân chia như thế nào ?

 

* Trước hết, do bà của bạn mất đi không để lại di chúc nên sẽ tiến hành thủ tục thừa kế theo pháp luật.

Nếu ông ngoại bạn cũng đã chết và chỉ còn mẹ và cậu bạn là 2 người con duy nhất, thì toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho mẹ và cậu bạn (hàng thừa kế thứ nhất).

Thủ tục để hưởng thừa kế như sau: Trước tiên mẹ bạn và cậu bạn thực hiện việc kê khai di sản:

– Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có tài sản.

– Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

+ Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của bà (ví dụ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

+ Giấy chứng tử của bà bạn;

+ Giấy tờ tùy thân của 2 người thừa kế;

+ Những giấy tờ khác (giấy chứng tử của cụ (người sinh ra bà ngoại), giấy chứng tử của ông ngoại).

– Thủ tục:

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014:

Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
……….
* Việc cậu bạn cầm CMT và sổ hộ khẩu của mẹ bạn có thể nhằm thực hiện các thủ tục như trên. Vì với những giấy tờ đó thì không thể làm di chúc được. Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Điều kiện:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

5. Tìm lại di chúc đã mất thì di sản được phân chia như thế nào ?

Luật sư trả lời:

Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định :

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Đồng thời tại Điều 642 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 642. Di chúc bị thất lạc, hư hại

1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Như vậy, nếu vẫn còn thời hiệu chia di sản mà tìm thấy di chúc thì sẽ thực hiện chia lại theo di chúc nếu bố bạn có yêu cầu. Thời hiệu yêu cầu chia di sản được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối chiếu quy định trên thì thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết). Do đó, với trường hợp của bạn thì bố bạn vẫn có quyền yêu cầu chia lại theo di chúc.

024 3755 8809