So sánh phòng công chứng và văn phòng công chứng để chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 2 loại hình tổ chức hành nghề công chứngnày.
Sự giống nhau giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng
Đều thực hiện việc công chứng: chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luậtphảicông chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyệnyêu cầu công chứng.
Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng
Phòng công chứng (PCC) và văn phòng công chứng (VPCC) là hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hai loại hình tổ chức hành nghề này có những sự khác biệt sau:
Thứ nhất, về địa vị pháp lý của phòng công chứng và văn phòng công chứng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật công chứng 2014 : “Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp, có trụ sở có con dấu và có tài khoản riêng…”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật công chứng 2014: “Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động như một loại hình công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp…”.
Như vậy, Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắctự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập như Phòng công chứng.
Thứ hai, về tên gọi của phòng công chứng và văn phòng công chứng
Đối với tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng công chứng được thành lập.
Tên của văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Như vậy, khác với phòng công chứng, tên của văn phòng công chứng do các công chứng viên lựa chọn không bao gồm số thứ tự và tên tỉnh thành phố trực thuộc trung ương như với tên gọi của phòng công chứng.
Thứ ba, về tổ chức, hoạt động của phòng công chứng và văn phòng công chứng
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập, Phòng công chứng gồm các công chức, viên chứchưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập và trưởng phòng Phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Còn với Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Nếu như Trưởng Phòng công chứng được hình thành theo con đường bổ nhiệm thì Trường phòng Văn phòng công chứng do các thành viên hợp danh tự bầu, tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật liên quan về loại hình công ty hợp danh.
Thứ tư, về việc thành lập của phòng công chứng và văn phòng công chứng
Đối với việc thành lập phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định tại Điều 20 Luật công chứng 2014: Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây: a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng; b) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó.
Còn đối với văn phòng công chứng Các công chứng viên thành lập được quy định tại Điều 23 Luật công chứng 2014. Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
Như vậy, khác với việc thành lập Phòng công chứng, nếu như phòng công chứng được thành lập phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban nhân cấp tỉnh thì việc thành lập Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh chủ động xin thành lập mà không bị phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban nhân dân.
Thứ năm, về vấn đề giải thể, sáp nhập của phòng công chứng và văn phòng công chứng
Phòng công chứng chỉ được thực hiện việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng mà không được thực hiện các hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Trong khi đó Văn phòng công chứng lại được thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất hai hoặc một số Văn phòng công chứng và chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Điều 21 Luật công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng…. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi phòng công chứng thì Sở tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định…”.
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động như một loại hình doanh nghiệp vì vậy sáp nhập, hợp nhất và chuyển nhượng Văn phòng công chứng là những hoạt động quan trọng. Điều này được quy địh cụ thể tại Điều 28 về Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng và Điều 29 về Chuyển nhượng Văn phòng công chứng Luật công chứng 2014.
Thứ sáu, về chuyển nhượng của phòng công chứng và văn phòng công chứng
Phòng công chứng về bản chất là một đơn vị sự nghiệp công lập nên không tồn tại chế định chuyển nhượng phòng công chứng.
Ngược lại, văn phòng công chứng mang bản chất là doanh nghiệp làm tổ chức dịch vụ công nên có tồn tại thủ tục chuyển nhượng: Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm. Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
Bảng so sánh phòng công chứng và văn phòng công chứng