Sau 8 năm đi vào thực hiện, đến nay Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lộ một số điểm hạn chế cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các quy định của các đạo luật liên quan như Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015…
Luật thi hành án hình sự năm 2010 được Quốc hộikhoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, Luật gồm có 15 chương, 182 Điều, quy định cụ thể trình tự, thủ tụctrong thi hành bản án, quyết định về thi hành án; quyền, nghĩa vụ của của người chấp hành án; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thi hành án hình sự và biện pháp tư pháp. Luật thi hành án hình sự ra đời là sự pháp điển hóa Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Nghị định 60, 61 về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, là sự tiến bộcủa pháp luật đối với công tác thi hành án hình sự, đưa hoạt động thi hành án hình sự đi vào quy củ, thống nhất.
Sau 8 năm đi vào thực hiện, đến nay Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lộ một số điểm hạn chế cần sửa đổi, bổ sung, cụ thể:
Thứ nhất: Theo quy định tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự hiện hành, trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo. Đây là quy định mới của Bộ luật hình sự, tương ứng với đó là một nhiệm vụ mới của Ủy ban nhân dân xã, phường, Cơ quan tổ chức được giao giám sát người chấp hành án treo trong giám sát, giải quyết; trường hợp này, cần thông tin, báo cáo với Cơ quan thi hành án hình sự để kịp thời lập hồ sơ khi người chấp hành án có vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên, vì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan tổ chức liên quan là cơ quan quản lý người chấp hành án treo nhưng Luật thi hành án hình sự hiện hành chưa có quy định về nội dung xử lý chuyển án treo thành hình phạt tù khi người chấp hành án treo vi phạm nghĩa vụ chấp hành án.
Bên cạnh đó, hiện chưa có hướng dẫn về cách xác định số lần vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án theo Điều 64 Luật thi hành án hình sự năm 2010; vì theo Điều 64 của Luật thi hành án hình sự thì người chấp hành án có nhiều nghĩa vụ khác nhau, như:
“1. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
2. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
3. Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
4. Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 3 tháng đến 06 tháng thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.”.
Theo quy định trên thì không xác định được thế nào là một lần người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ chưa chấp hành hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Do vậy, để có cơ sở pháp lý thì cần pháp điển hóa quy định về xử lý người chấp hành án cố tình vi phạm nghĩa vụ chấp hành án vào Luật thi hành án hình sự và có sự hướng dẫn cách xác định số lần vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án.
Thứ hai: Cũng là một nội dung mới theo Bộ luật Hình sự hiện hành và tinh thần của Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 của Tòa án nhân dân tối cao thì Ủy ban nhân dân xã, phường còn có thêm một nhiệm vụ mới nữa là quản lý, giám sát người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, trong đó người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải chấp hành một số nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã và nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện lại chưa được quy định trong Luật thi hành án hình sự năm 2010 hoặc đạo luật nào khác. Do đó, trong thời gian tới, khi sửa đổi Luật thi hành án hình sự cần bổ sung thêm quy định về nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã và nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, tạo cơ sở pháp lý trong thực thi pháp luật về thi hành án hình sự.
Thứ ba: Luật thi hành án hình sự năm 2010 không quy định cơ chế giải quyết trường hợp người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chết trong thời gian chấp hành hình phạt, do đó khi thực tế xảy ra Quyết định thi hành án đối với người đó vẫn tồn tại và chưa có quy định giải quyết.
Thứ tư: Luật thi hành án hình sự năm 2010 cũng chưa quy định cụ thể trường hợp người chấp hành án cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú trong thời gian chấp hành án, nên thực tế xảy ra thường phải vận dụng Điều 69 Luật thi hành án hình sự về án treo, dẫn đến xung đột về quan điểm trong xử lý, giải quyết.
Ngoài ra, trong Luật thi hành án hình sự hiện hành quy định người được hoãn thi hành án được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú quản lý; tuy nhiên không quy định Tòa án ra quyết định hoãn thi hành án phải gửi quyết định hoãn cho Ủy ban nhân dân cấp xã đó trong luật nên trong thực tế, Ủy ban nhân dân cấp xã thường không nắm được để quản lý./.
Sau 8 năm đi vào thực hiện, đến nay Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lộ một số điểm hạn chế cần sửa đổi, bổ sung, cụ thể:
Thứ nhất: Theo quy định tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự hiện hành, trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo. Đây là quy định mới của Bộ luật hình sự, tương ứng với đó là một nhiệm vụ mới của Ủy ban nhân dân xã, phường, Cơ quan tổ chức được giao giám sát người chấp hành án treo trong giám sát, giải quyết; trường hợp này, cần thông tin, báo cáo với Cơ quan thi hành án hình sự để kịp thời lập hồ sơ khi người chấp hành án có vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên, vì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan tổ chức liên quan là cơ quan quản lý người chấp hành án treo nhưng Luật thi hành án hình sự hiện hành chưa có quy định về nội dung xử lý chuyển án treo thành hình phạt tù khi người chấp hành án treo vi phạm nghĩa vụ chấp hành án.
Bên cạnh đó, hiện chưa có hướng dẫn về cách xác định số lần vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án theo Điều 64 Luật thi hành án hình sự năm 2010; vì theo Điều 64 của Luật thi hành án hình sự thì người chấp hành án có nhiều nghĩa vụ khác nhau, như:
“1. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
2. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
3. Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
4. Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 3 tháng đến 06 tháng thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.”.
Theo quy định trên thì không xác định được thế nào là một lần người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ chưa chấp hành hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Do vậy, để có cơ sở pháp lý thì cần pháp điển hóa quy định về xử lý người chấp hành án cố tình vi phạm nghĩa vụ chấp hành án vào Luật thi hành án hình sự và có sự hướng dẫn cách xác định số lần vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án.
Thứ hai: Cũng là một nội dung mới theo Bộ luật Hình sự hiện hành và tinh thần của Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 của Tòa án nhân dân tối cao thì Ủy ban nhân dân xã, phường còn có thêm một nhiệm vụ mới nữa là quản lý, giám sát người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, trong đó người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải chấp hành một số nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã và nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện lại chưa được quy định trong Luật thi hành án hình sự năm 2010 hoặc đạo luật nào khác. Do đó, trong thời gian tới, khi sửa đổi Luật thi hành án hình sự cần bổ sung thêm quy định về nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã và nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, tạo cơ sở pháp lý trong thực thi pháp luật về thi hành án hình sự.
Thứ ba: Luật thi hành án hình sự năm 2010 không quy định cơ chế giải quyết trường hợp người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chết trong thời gian chấp hành hình phạt, do đó khi thực tế xảy ra Quyết định thi hành án đối với người đó vẫn tồn tại và chưa có quy định giải quyết.
Thứ tư: Luật thi hành án hình sự năm 2010 cũng chưa quy định cụ thể trường hợp người chấp hành án cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú trong thời gian chấp hành án, nên thực tế xảy ra thường phải vận dụng Điều 69 Luật thi hành án hình sự về án treo, dẫn đến xung đột về quan điểm trong xử lý, giải quyết.
Ngoài ra, trong Luật thi hành án hình sự hiện hành quy định người được hoãn thi hành án được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú quản lý; tuy nhiên không quy định Tòa án ra quyết định hoãn thi hành án phải gửi quyết định hoãn cho Ủy ban nhân dân cấp xã đó trong luật nên trong thực tế, Ủy ban nhân dân cấp xã thường không nắm được để quản lý./.
Nguồn: Tạp chí Kiểm sát