Tại Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm hoạt động và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên” , Shelley Casey, Chuyên gia UNICEF tại Việt Nam đã trình bày tham luận “CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ THU ĐƯỢC CHỨNG CỨ TỐT NHẤT TỪ NHỮNG NHÂN CHỨNG DỄ TỔN THƯƠNG ĐỐI VỚI TỘI PHẠM VỀ BẠO LỰC TÌNH DỤC VÀ GIỚI TÍNH”. Tapchitoaan.vn lược ghi tham luận rất hữu ích này.
1. Tài liệu dành cho công tố viên và tòa án
NHÓM CÔNG TÁC PILON SGBV (Samoa- Chủ tịch),Úc, Quần đảo Cook, Liên bang Micronesia,Kiribati, Nauru,Quần đảo Marshall,Papua New Guinea,Quần đảo Solomon,Tonga,Tuvalu và Vanuatu) tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện cam kết của Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương về “xóa bỏ Bạo lực tình dục và giới (BLTD&G) tại khu vực Thái Bình Dương và để đảm bảo rằng mọi cư dân Thái Bình Dương đều bình đẳng trong việc tiếp cận công lý và được bảo vệ theo quy định của pháp luật”. Tuân thủ cam kết này, tại cuộc họp vào tháng 5/2016, Nhóm công tác PILON BLTD&G đã quyết địnhbiên soạn một tài liệu dành cho công tố viên và tòa án thuộc các Quốc gia thành viên (QGTV) của PILON về các thực hành tốt trong ứng xử với các nạn nhân hay nhân chứng của BLTD&G là trẻ emhoặc đối tượng dễ bị tổn thương khác.
Một điều đã được chứng minh rõ ràng đó là trẻ em và nhân chứng bị suy giảm khả năng nhận thứccó thể gặp phải những khó khăn nhất định khi cần phải cung cấp lời khai đáng tin cậy tại tòa án. Họ có thể phải chịu đựng cảm giác lo lắng; gặp khó khăn trong việc nhớ lại các sự kiện đã xảy ra từ lâu; và/hoặc phải vật lộn với những chuỗi câu hỏi phức tạp. Các nạn nhân và nhân chứng của tội phạm BLTD&G là người trưởng thành cũng dễ mắc phải cảm giác bồn chồn, lo sợ và tự nghi ngờ bản thân, làm ảnh hưởng tới khả năng cung cấp chứng cứ một cách xác thực. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực của hệ thống tư pháp hình sự trong việc đảm bảo công lý được thực thi đối với các tội phạm BLTD&G.
Mặc dù không có một định nghĩa thống nhất nào về khái niệm “nhân chứng dễ bị tổn thương” và không phải tất cả các nạn nhân và nhân chứng của tội phạm BLTD&G là người trưởng thành đều được coi là dễ bị tổn thương, việc đương nhiên áp dụng sớm các biện pháp đặc biệt khi giải quyết các vụ án về BLTD&G sẽ có nhiều ích lợi.
Bộ Nguyên tắc chung trong tài liệu này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc trong Hướng dẫn của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp liên quan đến nạn nhân và nhân chứng là trẻ em trong các vụ phạm tội. Chúng xác định các khái niệm rộng làm nền tảng cho những chính sách về xây dựng phương pháp tốt cũng như các thủ tục để bảo vệ lợi ích của nhân chứng dễ bị tổn thương của tội phạm BLTD&G trong quá trình tố tụng.
Mục đích việc thực hiện Bộ Nguyên tắc chung này nhằm tối đa hóa khả năng cung cấp chứng cứ xác thực và đáng tin cậy của các nhân chứng dễ bị tổn thương trong quá trình xét xử các vụ án BLTD&G. Để thực hiện điều đó, các Nguyên tắc hướng đến việc bảo đảm rằng thủ tục tố tụng hình sự không làm tổn hại thêm cho những người này và rằng sự an toàn của họ được ưu tiên trong khi vẫn đảm bảo cho bị cáo được xét xử một cách công bằng. Tối đa hóa khả năng của nhân chứng dễ bị tổn thương để họ cung cấp những chứng cứ tốt nhất và tránh làm tổn thương họ thêm nữa cũng có thể giúp tăng cường lòng tin vào công tác xét xử của tòa án, qua đó nâng cao ý thức tố cáo các hành vi phạm tội BLTD&G.
2. Các nguyên tắc cụ thể
2.1.Nguyên tắc thông tin tốt nhất
Cung cấp thông tin về các cách tốt nhất để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ nào, như hỗ trợ y tế, tư vấn hoặc hỗ trợ tài chính và nhà ở khẩn cấp. Giải thích rõ ràng về quy trình thủ tục tư pháp hình sự và vai trò của nhân chứng đó trong quy trình này.
Thông báo đầy đủ về tiến triển của vụ án, bao gồm cả việc thả tự do cho người phạm tội (có thể là nhiều năm sau khi vụ án kết thúc).
Việc tham gia tố tụng được lên kế hoạch và giải thích rõ ràng để nhân chứng có thể chuẩn bị và biết được những gì sẽ diễn ra.
Công tố viên nên giải thích quá trình xét xử và thông báo cho nhân chứng dễ bị tổn thương về từng giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, bao gồm thời gian và địa điểm xét xử, vai trò của nhân chứng trong phiên tòa, liệu bị cáo có nộp đơn xin tại ngoại hay không, quyết định của tòa án có thể được đưa ra xem xét lại theo cách nào và bất kỳ biện pháp bảo vệ nào có thể áp dụng cho nhân chứng dễ tổn thương.
Cũng có thể cân nhắc để chỉ định một cán bộ đủ năng lực để làm đầu mối liên lạc để trao đổi với nhân chứng dễ tổn thương và hỗ trợ họ (cùng người hỗ trợ riêng hay người giám hộ của họ) khi thích hợp và trả lời bất kỳ câu hỏi nào họ có thể hỏi. Một đầu mối liên lạc có thể đặc biệt hữu ích nếu các công tố viên bị phân tâm bởi những yêu cầu của công việc và phiên tòa đang sắp diễn ra cũng như thiếu thời gian để dành cho nhiệm vụ quan trọng này. Đầu mối liên lạc, ngoài việc giải thích quy trình tố tụng hình sự, cần mở rộng vai trò của họ để đảm bảo rằng người nhân chứng cũng được thông báo về các dịch vụ hỗ trợ và y tế sẵn có và nên điều phối và tạo điều kiện cho người nhân chứng đó tiếp cận các dịch vụ nói trên.
Làm quen với Tòa án và gặp gỡ công tố viên. Cần cân nhắc, cho phép các nhân chứng dễ bị tổn thương và người hỗ trợ của họ có cơ hội đến tòa án trước phiên tòa, để họ có thể làm quen với phòng xét xử, gặp gỡ công tố viên và nhận được lời giải thích rõ ràng và toàn diện về cách thức họ sẽ cung cấp chứng cứ, cách tòa án hoạt động và nơi các bên quan trọng sẽ ngồi. Các nước thành viên PILON cũng nên xem xét việc đảm bảo rằng có một người sẵn sàng chào đón nhân chứng dễ bị tổn thương (và người hỗ trợ của họ) khi những người này đến tòa án và là người có thể hướng dẫn họ trong ngày làm việc. Người hướng dẫn này nên là chính đầu mối liên lạc để đảm bảo sự hỗ trợ liên tục. Cần cân nhắc để cho nghỉ giải lao thường xuyên và việc tổ chức các phiên xét xử vào những thời điểm khác nhau trong ngày là rất phù hợp, đặc biệt là đối với trẻ em.
Cập nhật về tiến triển của vụ án Công tố viên hoặc đầu mối liên lạc cần đảm bảo rằng nhân chứng dễ bị tổn thương được thông báo vụ việc đang tiến triển thế nào. Quan trọng là họ phải được báo trước càng sớm càng tốt về việc thủ phạm được phóng thích sau khi nộp tiền bảo lãnh hoặc sau khi đã chấp hành xong án phạt tù.
Thông tin được chuẩn bị sẵn sàng ở định dạng phù hợp. Các nước thành viên PILON nên xem xét việc xây dựng tài liệu truyền thông hoặc tài liệu khác có thể cung cấp cho nhân chứng dễ tổn thương trong các vụ phạm tội BLTD&G. Nếu thích hợp, có thể cầnthiết phải trực tiếp đưa những người này đến các cơ sở dịch vụ họ cần. Có thể bố trí một số điện thoại chuyên dụng mà các nhân chứng dễ tổn thương có thể gọi đến bất cứ lúc nào để được • Chuyên gia hỗ trợ nhân chứng dễ tổn thương nên được đào tạo và có kinh nghiệm phù hợp.hỗ trợ.
2.2.Nguyên tắc hỗ trợ có điều phối
Các dịch vụ hỗ trợ do các chuyên gia khác nhau thực hiện, nếu có thể, nên có sự liên kết với nhau để giảm thiểu sự cần thiết phải buộc nhân chứng khơi lại nỗi đau của họ.
Việc hỗ trợ nên được cung cấp kịp thời và, nếu có thể, chỉ do một người thực hiện miễn là cần thiết.
Ngoài việc đào tạo về các kỹ thuật giao tiếp phù hợp và các yếu tố thúc đẩy của BLTD&G, tất cả các chuyên gia và nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến việc chăm sóc và hỗ trợ các nhân chứng dễ tổn thương nên được hỗ trợ, đào tạo một cách phù hợp và cập nhật về lĩnh vực chuyên môn của họ. Các chuyên gia cũng cần nhận được sự đào tạo hoặc hỗ trợ thường xuyên nhằm giúp họ chú ý đến các hậu quả nghiêm trọng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà BLTD&G gây ra. Các chuyên gia y tế có thể được đào tạo để viết báo cáo y tế theo cách mà có thể được sử dụng làm bằng chứng tại tòa án.
Các dịch vụ hỗ trợ được liên kết và có tính liên tục. Các nước thành viên PILON nên xem xét việc xây dựng một khung khổ thống nhất để làm rõ vai trò, duy trì mối quan hệ công tác hiệu quả và đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan tham gia vào hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm BLTD&G, cũng như cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ. Khung khổ nói trên nên bao gồm các quy trình chia sẻ thông tin khi thích hợp và không vi phạm quyền riêng tư của đối tượng. Một số vấn đề khác cần được xem xét bao gồm việc bố trí các cơ sở dịch vụ tại cùng một địa điểm và sử dụng các trang thiết bị phù hợp, đặc biệt là khi có liên quan đến trẻ em. Điều này rất hữu ích để giảm thiểu số lần nhân chứng dễ bị tổn thương phải tiếp xúc với quy trình tố tụng hình sự và số lượng các cuộc thẩm vấn, các bản tường trình và các phiên điều trần mà họ cần tham gia. Cũng rất hữu ích khi việc chăm sóc được tiến hành liên tục, nếu có thể, để cho nhân chứng bị tổn thương cơ hội phát triển mối quan hệ và lòng tin với các công tố viên, chuyên gia tư vấn điều trị, nhân viên y tế và các nhà cung cấp dịch vụ khác. Công việc này có thể được hỗ trợ thông qua việc có một đầu mối liên lạc trợ giúp nhân chứng qua từng giai đoạn của quy trình y tế, quy trình tố tụng hình sự và quy trình hỗ trợ cũng như cung cấp thông tin rõ ràng liệt kê các dịch vụ hỗ trợ hiện có và thông tin liên hệ với các .dịch vụ này.
Ghi âm ghi hình trước lời khai của nhân chứng dễ tổn thương. Các nước thành viên PILON nên xem xét cho phép công nhận bản ghi âm-ghi hình các cuộc thẩm vấn của cảnh sát là bằng chứng chính yếu của nhân chứng dễ bị tổn thương. Thực tiễn này hiện được áp dụng tại nhiều quốc gia theo truyền thống thông luật cũng như dân luật và cần được cân nhắc áp dụng để hạn chế việc yêu cầu nhân chứng phải kể lại một câu chuyện và để đảm bảo rằng lời khai được đưa ra không chậm trễ. Để tạo điều kiện cho thủ tục này, các nước thuộc PILON có thể xem xét đào tạo cho các điều tra viên thuộc lực lượng cảnh sát về những loại thông tin mà công tố viên sẽ yêu cầu phải được đề cập trong cuộc thẩm vấn.
Giảm thiểu việc trì hoãn Điều tra và truy tố các tội phạm liên quan đến nhân chứng dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em, cần được tiến hành khẩn trương và giải quyết càng sớm càng tốt, bao gồm cả việc lên lịch xét xử, trừ khi có lý việc trì hoãn là vì lợi ích tốt nhất của nhân chứng dễ bị tổn thương. Nên tránh hoặc giảm thiểu sự chậm trễ tại tòa án bất cứ khi nào có thể nhằm giảm thiểu sự lo lắng và mệt mỏi của nhân chứng.
Trợ giúp kịp thời và liên tục Các dịch vụ hỗ trợ cần được cung cấp kịp thời, không chậm trễ và phù hợp với nhu cầu cũng như mong muốn của đối tượng và miễn là nó cần thiết.
2.3.Nguyên tắc an toàn
An toàn về thân thể của nhân chứng dễ bị tổn thương cần được quan tâm và phải cân nhắc tất cả các biện pháp bảo vệ có thể.
Ngăn ngừa việc bị cáo không có người đại diện đối chất trực tiếp với nhân chứng dễ tổn thương.
Môi trường thoải mái và an toàn tại tòa án. Ngăn ngừa việc bị cáo đe dọa nhân chứng. An toàn thân thể cần luôn được chú ý. Phải luôn đặc biệt quan tâm đến an toàn thể chất của nhân chứng dễ tổn thương ý và áp dụng mọi biện pháp bảo vệ có thể ở mức độ phù hợp nhất. Các biện pháp bảo vệ nói trên có thể bao gồm ra lệnh bắt giữ bị cáo trước khi xét xử, khi cho tại ngoại thì kèm theo điều kiện đặc biệt là “cấm tiếp xúc”, sử dụng các lệnh cấm hoặc lệnh bắt giữ, đặt bị cáo dưới sự quản thúc tại gia hoặc yêu cầu họ sống ở nơi khác, bảo vệ nhân chứng và không tiết lộ nơi ở của nhân chứng. Ngoài ra, hệ thống tư pháp hình sự và các chuyên gia liên quan nên phối hợp để xây dựng các chiến lược phù hợp được thiết kế toàn diện và đặc biệt để giảm nguy cơ nhân chứng dễ tổn thương bị làm hại bởi cả người phạm tội và/hoặc nhóm gia đình/cộng đồng rộng lớn hơn trong tương lai.
Ngăn ngừa việc bị cáo không có người đại diện đối chất trực tiếp với nhân chứng dễ tổn thương
Bất cứ khi nào có thể, tòa án nên ngăn không cho bị cáo trực tiếp đối chất với nhân chứng dễ tổn thương. Điều này có thể đạt được thông qua việc cung cấp trợ giúp pháp lý hoặc luật sư chỉ định, ngay cả khi họ chỉ có thể tham gia một phần nhất định của phiên tòa. Các sáng kiến khác có thể bao gồm việc sử dụng một trợ lý giao tiếp, tòa án trực tiếp thẩm vấn hoặc cấm đối chất. Trong trường hợp không thể ngăn chặn việc đối chất trực tiếp của bị cáo, tòa án cần hết sức cẩn trọng trong việc không cho phép hỏi các câu hỏi không phù hợp và thực hiện bất kỳ phương thức khả dụng nào để đảm bảo rằng các câu hỏi được sử dụng theo một âm điệu và thứ tự phù hợp.
Người hỗ trợ có thể đi kèm nhân chứng dễ tổn thương. Nên cho phép người hỗ trợ, là thành viên của gia đình hoặc cộng đồng của nhân chứng dễ tổn thương mà họ tin tưởng, ở cạnh nhân chứng trong suốt quá trình tố tụng, bao gồm cả trong các cuộc lấy lời khai và tham gia phiên tòa. Người hỗ trợ nên được phép ngồi cạnh nhân chứng tại tòa, bất cứ khi nào có thể.
Đối với trẻ em, người này có thể có hoặc có thể không phải là cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ. Sự hiện diện của người hỗ trợ phải luôn theo nguyện vọng ý của nhân chứng.
Môi trường thoải mái và an toàn tại tòa án. Những nước thuộc PILON cần nghiên cứu chiến lược để đảm bảo rằng môi trường tòa án ít đáng sợ hơn đối với các nhân chứng dễ tổn thương. Ví dụ, đảm bảo có các phòng chờ riêng biệt, an toàn và thoải mái tại tòa, các thẩm phán nên xem xét việc ngồi ngang hàng với những người tham gia tố tụng khác thay vì trên ghế hội đồng xét xử, thẩm phán và luật sư nên xem xét việc không đội tóc giả và mặc áo choàng trong các phiên tòa xét xử tội phạm BLTD&G liên quan đến các nhân chứng dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em.
Không cho phép tiếp xúc trực tiếp giữa bị cáo và nhân chứng dễ tổn thương. Cần ngăn không cho bị cáo tiếp xúc trực tiếp với nhân chứng dễ tổn thương tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tố tụng, đặc biệt là trong phiên tòa. Nên đặt một màn che giữa bị cáo và nhân chứng dễ tổn thương để đảm bảo rằng nhân chứng không bị đe dọa bởi ánh mắt, khuôn mặt hoặc cử chỉ khác của bị cáo. Các phương thức khác có thể thực hiện là tạo điều kiện cho nhân chứng có thể cung cấp lời khai từ xa bằng camera quan sát một chiều hoặc các phương tiện khác (ví dụ như ghi âm buổi lấy cung từ trước hoặc Skype). Công tố viên nên thảo luận về các lựa chọn với nhân chứng và đưa ra các ứng dụng thích hợp cho Tòa án trước phiên tòa.
2.4.Nguyên tắc quyền riêng tư
Sử dụng tên giả hoặc bí danh. Cấm công bố hoặc phát tán thông tin xác định danh tính của nhân chứng dễ bị tổn thương. Tổ chức xét xử kín. Sử dụng biệt danh hoặc tên viết tắt.
Các tòa án nên xem xét việc nhắc đến những nhân chứng dễ tổn thương bằng tên viết tắt hoặc biệt danh thay vì tên thật của họ để bảo vệ danh tính cho họ.
Tổ chức xét xử kín Các nước thành viên PILON nên xem xét việc liệu có thể tổ chức phiên tòa xét xử kín, không cho công chúng và phương tiện truyền thông tham gia được hay không. Điều này có thể áp dụng cho toàn bộ phiên tòa, hoặc chỉ cho các phần của phiên tòa khi nhân chứng đang cung cấp lời khai. Nếu chỉ áp dụng cho một phần của phiên tòa, biệt danh hoặc tên viết tắt cần được cân nhắc sử dụng nếu trong các phần công khai của phiên xét xử .
Cấm công bố và phát tán các thông tin nhận dạng. Để ngăn chặn việc công bố thông tin nhận dạng trên các phương tiện truyền thông, việc cấm công bố thông tin nhận dạng nhân chứng dễ tổn thương có thể được đưa vào luật. Để tăng cường hiệu quả của quy định cấm này, cần hình sự hóa hành vi công bố thông tin về nhân chứng dễ bị tổn thương Ngay cả khi không có luật, tòa án có thể xem xét đưa ra các lệnh không công bố hoặc cấm công bố đối với các vụ án BLTD&G, nếu vi phạm có thể cấu thành hành vi khinh thường tòa án.
Thông tin cá nhân cần được bảo vệ ở mức độ tối đa. Thông tin cá nhân của nhân chứng dễ bị tổn thương chỉ nên được chia sẻ với sự cho phép của họ (trừ khi luật pháp yêu cầu hoặc cần thiết cho sự an toàn của họ) và chỉ trong phạm vi mà việc chia sẻ thông tin sẽ có lợi cho người đó. Nên tránh tiết lộ các chi tiết cá nhân không cần thiết trong quá trình tố tụng và đặc biệt là tại tòa án.
2.5.Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Không phân biệt đối xử với các nhân chứng dễ tổn thương vì lý do chủng tộc, giới tính, màu da, tôn giáo, tín ngưỡng, tuổi tác, tình trạng gia đình, văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc, nguồn gốc quốc tịch hoặc xã hội, quyền công dân, khuynh hướng tình dục, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, khuyết tật, tình trạng sinh ra, tài sản hoặc điều kiện khác.
Sử dụng phiên dịch Công tố viên và tòa án nên xem xét sử dụng dịch vụ của một phiên dịch có trình độ phù hợp khi giao tiếp với nhân chứng dễ tổn thương, người gặp khó khăn trong việc nói và hiểu ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ lãm việc của quá trình tố tụng.
2.6.Nguyên tắc biểu đạt cá nhân
Nhân chứng dễ bị tổn thương nên được phép và được khuyến khích đưa ra chứng cứ cũng như kể lại sự việc bằng chính lời lẽ của mình.
Nhân chứng cần được cảm thấy thoải mái bày tỏ quan điểm và quan ngại của họ về quy trình tố tụng hình sự và sự tham gia của họ.
Sử dụng người hỗ trợ chuyên nghiệp được tòa án chấp nhận Thẩm phán và công tố viên sử dụng ngôn ngữ phù hợp. Các chuyên gia tư pháp hình sự cần đảm bảo rằng ngôn ngữ được sửa đổi, đặc biệt là khi giao tiếp với trẻ em hoặc người bị suy giảm nhận thức, để họ có thể hiểu và tham gia đầy đủ trong quá trình tương tác với cơ quan tư pháp hình sự. Điều quan trọng là tránh ngôn ngữ phức tạp không cần thiết hoặc câu hỏi dài dòng. Điều này cần được thúc đẩy thông qua việc đào tạo chuyên biệt về kỹ thuật giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ phù hợp đối với trẻ em và các nhân chứng bị tổn thương cho những chuyên gia tư pháp hình sự hoặc đào tạo chuyên sâu cho một số ít các chuyên gia tư pháp hình sự chuyên được mời làm việc với các nhân chứng dễ bị tổn thương.
Tránh sử dụng các câu hỏi định hướng và đặt câu hỏi quá nhanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những câu hỏi đóng và câu hỏi định hướng có nhiều khả năng gợi ra những câu trả lời không chính xác và chứng cứ không đáng tin cậy, đặc biệt là từ trẻ em và nhân chứng bị suy giảm nhận thức. Quan trọng là phải tránh các câu hỏi đóng hoặc câu hỏi định hướng và việc đặt câu hỏi theo nhịp độ quá nhanh mà có thể khiến nhân chứng dễ tôn thương cảm thấy lo lắng hơn.
Cho phép nhân chứng kể lại sự việc theo tốc độ của riêng họ và bằng lời lẽ của chính họ. Một số cách để khuyến khích một người kể câu chuyện của họ bằng lời của chính họ và theo tốc độ của riêng họ là cung cấp một môi trường an ninh và an toàn cho họ, sử dụng trợ lý giao tiếp, các phương thức hỗ trợ lấy lời khai hoặc câu hỏi mở và không định hướng để khuyến khích việc tường thuật tự do đến mức tối đa có thể.
Tòa án một số nước sử dụng những người trung gian là chuyên gia về kỹ thuật giao tiếp để chuyển tải câu hỏi và câu trả lời giữa nhân chứng và luật sư. Những trợ lý giao tiếp này có thể có nhiều vai trò khác nhau. Họ có thể không được phép thay đổi cách diễn đạt của câu hỏi và chỉ làm nhẹ giọng điệu xuống, họ có thể tự mình thẩm tra nhân chứng với việc luật sư chỉ định hướng cho họ về những vấn đề cần làm sáng tỏ, hoặc họ có thể làm việc với tòa án thông qua việc can thiệp khi có một câu hỏi không phù hợp được sử dụng và tư vấn giúp viết lại câu hỏi hoặc tự đặt lại câu hỏi bằng ngôn ngữ phù hợp.
Trợ lý giao tiếp có thể hỗ trợ một người kể lại câu chuyện bằng lời của chính họ thông qua việc giúp người đó tránh được các câu hỏi mang tính định hướng và những câu hỏi đóng đồng thời đề xuất áp dụng các thiết bị hỗ trợ lấy lời khai.
Tạo cơ hội cho nhân chứng dễ tổn thương thể hiện bản thân mình. Các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tư pháp hình sự nên cung cấp không gian và cơ hội để nhân chứng dễ tổn thương có thể bày tỏ bất kỳ mối quan tâm, khiếu nại hoặc quan điểm nào mà họ có thể có về quy trình tố tụng, vai trò hoặc sự tham gia của họ vào quy trình đó hoặc cảm nghĩ của họ về kết quả. Chuyên gia nên hạn chế đánh giá những người này về bất kỳ quan điểm tiêu cực nào họ có thể có và khiến cho họ cảm thấy rằng mình đang được lắng nghe và xem xét. Trong một số trường hợp, có thể hữu ích khi đưa ra lý do mà không cần bào chữa về việc tại sao một số thứ lại như vậy.
2.7.Nguyên tắc ảnh hưởng của tội phạm đối với nạn nhân và việc bồi thường
Nạn nhân/người bị hại có quyền trình bày bằng lời nói hoặc đệ trình cho công tố viên để chuyển cho thẩm phán xét xử một bản trình bày có chữ ký về ảnh hưởng của tội phạm đối với bản thân mình, trong đó chỉ rõ tổn thất và thiệt hại của cá nhân họ nhằm phục vụ cho mục đích ra phán quyết.
Công tố viên cần cung cấp cho nạn nhân thông tin về bất kỳ thủ tục bồi thường hoặc khắc phục hậu quả nào.
Cho phép công tố viên thay mặt nhân chứng dễ tổn thương nộp yêu cầu bồi thường nêu trên.
Nạn nhân của BLTD&G được quyền thông qua công tố viên trình bày bằng lời những tác động của tội phạm đối với mình hoặc đệ trình trước tòa một bản tường trình về tác động của tội phạm.
Tường trình về tác động của tội phạm đối với nạn nhân có ý nghĩa như là liều thuốc tẩy và giúp các nạn nhân của BLTD&G khép lại mọi việc và có cảm giác là mọi việc đã qua. Đây là một công cụ tốt để nạn nhân / người bị hại về các thỏa thuận bồi thường trong một cuộc họp đặc biệt trước khi tuyên án.
Đảm bảo rằng nạn nhân cảm thấy được lắng nghe trong quá trình tố tụng. Việc được trao một cơ hội để phát biểu về những tác động mà tội phạm gây ra có thể rất hữu ích cho nạn nhân và vì vậy cần cho phép nạn nhân có cơ hội này, mặc dù không bắt buộc.
Cung cấp cho nạn nhân thông tin về bất kỳ quy trình bồi thường hoặc khắc phục hậu quả nào có thể được áp dụng. Nạn nhân/người bị hại của BLTD&G cần được cung cấp thông tin về bất kỳ hình thứcbồi thường hoặc khắc phục hậu quả nào có thể áp dụng cho các nạn nhân của tội phạm. Nếu có thể được bồi thường, công tố viên hoặc đầu mối liên lạc nên thay mặt nhân chứng dễ tổn thương nộp yêu cầu bồi thường nếu được phép và được yêu cầu thực hiện việc đó, thông báo đầy đủ và thường xuyên cho nạn nhân về tiến trình giải quyết yêu cầu bồi thường và cung cấp bất kỳ trợ giúp nào có thể.