Bộ luật hình sự 2015 (BLHS 2015) có nhiều quy định mới thể hiện rõ tinh thần nhân đạo hơn với người phạm tội, đặc biệt làviệc cụ thể hóa thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Lần đầu tiên, bộ luật này quy định “người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ, người có công với cách mạng” là một tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng ban đầu đã xuất hiện một số cách hiểu khác nhau về khái niệm “người có công với cách mạng” để làm cơ sở đánh giá là tình tiết giảmnhẹ theo khoản 1 hay khoản 2 Điều 51. Sau đây, tôi muốn trao đổi thêm với các đồng nghiệp về vấn đề này.
Trên thực tiễn, vấn đề “người có công với cách mạng” đã đượcghi nhận như một tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 46 BLHS 1999 (tức là nhữngtình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng Tòa án phải ghi rõ trong bản án). Điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ – HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán –Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết 01) đã hướng dẫn các tình tiết được coi làtình tiết giảm nhẹ khác như sau:
Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặccó thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhândân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước…
Ngoàira, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tộimà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
Hướng dẫn này chỉ nhắc tới đối tượng là “người có công với nước” hoặc có thànhtích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như đã được liệtkê chứ không nêu chính xác thuật ngữ “ngườicó công với cách mạng”. Tuy nhiên, vẫn có thể hiểu “người có công với cách mạng” cũng là “người có công với nước” hoặc là “tình tiết khác” và ghi rõ trong bản án để được áp dụng khoản 2 Điều46 BLHS 1999.
Khái niệm“người có công với cách mạng” đã chính thức được đề cập đến tại Điều1 Pháp lệnh04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều củapháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (Pháp lệnh 04). Theo quy định này,“người có công với cách mạng” được liệt kê gồm những đối tượng cụ thể:
a)Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b)Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩatháng Tám năm 1945;
c)Liệt sĩ;
d)Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ)Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e)Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g)Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h)Bệnh binh;
i)Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k)Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l)Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụquốc tế;
m)Người có công giúp đỡ cách mạng.
Ngày 20/06/2017 Quốc hội nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộluật Hình sự năm 2015, đồng thời Bộ luật Hình sự 2015 sẽ chính thức có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 01/01/2018. Vì vậy, việc hiểu chính xác khái niệm “ngườicó công với cách mạng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng để cócơ sở áp dụng các chính sách hình sự.
Bởi lẽ, theo quy định của BLHS 1999, tấtcả các trường hợp bị cáo có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột là ngườicó công với nước, có công với cách mạng hoặc có thành tích xuất sắc… (như đã đượchướng dẫn tại Nghị quyết 01) đều được nhận định là tình tiết giảm nhẹ theo khoản2 Điều 46. Tuy nhiên, hiện nay khi các Nghị quyết 109 ngày 27/11/2015, Nghị quyết 144 ngày 29/6/2016 của Quốc hội đangcòn hiệu lực, thì việc đánh giá bị cáo có vợ, chồng,cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột là “người có công với cách mạng”hay trườnghợp có công với nước, trường hợp khác… lại có giá trị khác hẳn nhau. Nếu xác địnhrõ là “người có công với cách mạng”thì cần phải áp dụng điểm x khoản 1 Điều 51 còn những trường hợp khác (người cócông với nước, anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân ….) thì chỉ được áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS2015 (tương ứng khoản 2 Điều 46 BLHS 1999). Việc áp dụng khoản 1 hay khoản 2 Điều51 có thể sẽ ảnh hưởng tới việc xem xét áp dụng nhiều chế định liên quan (nhưquyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, xem xét loại hình phạt…).
Vídụ:ngày 28/8/2016, Tòa án nhân dân huyện X xét xử Nguyễn Văn A về tội trộm cắp tàisản theo khoản 2 Điều 138 BLHS. Hồ sơ thể hiện ông Nguyễn Văn B – bố đẻ của A (sinh năm 1963, là quân nhân xuất ngũ) đã được tặng Huân chương chiến công hạng ba.
Trong trường hợp này, hiện nay có 2 quanđiểm về áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với A.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, BLHS 2015chưa hướng dẫn cụ thể như thế nào là “người có công với cách mạng”, trong khi Pháp lệnh 04 chỉ quy định về đối tượng,phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạngvà thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thựchiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ.Do đó, không thể hiểu Pháp lệnh 04 là văn bản hướng dẫn để thực hiện pháp luậthình sự. Vì vậy, theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo, có thể đánh giá ôngB là người có công với cách mạng và cần phải áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy địnhtại điểm x khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 đối với bị cáo A. Vì A có 2 tình tiết giảmnhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 (điểm s- thành khẩn khai báo,điểm x – có cha đẻ là người có công với cách mạng) nên đã được áp dụng Điều 47BLHS 1999 (Điều 54 BLHS 2015) để được xử dưới mức thấp nhất của khoản 2 Điều138 BLHS 1999.
Theo quan điểm thứ hai, tuy BLHS 2015chưa hướng dẫn cụ thể nhưng đến thời điểm hiện tại, Pháp lệnh 04 vẫn đang có hiệulực thi hành, không mâu thuẫn với các quy phạm pháp luật hình sự liên quan. Đâykhông phải là trường hợp không có văn bản nào hướng dẫn luật, không phải dạngquy phạm tùy nghi nên cần thiết vận dụng như quy định tại Pháp lệnh 04 để hiểuchính xác về khái niệm “người có công vớicách mạng”. Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính Phủ đã giảithích rõ về các trường hợp được đánh giá là người có công với cách mạng theoquy định từ điểm a đến điểm m Điều 1 Pháp lệnh 04. Theo các quy định đó, ngườiđược tặng Huân chương chiến công hạng ba không được liệt kê vào diện người cócông với cách mạng.
Hơn nữa, Khoản 1 Điều 36 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày15/4/2010 của Chính phủ quy định:
1.”Huân chương Chiến công” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, chiến sỹtrong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công an xã, dân quân tự vệ và trongcác tầng lớp nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:
a)Đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến đấu,phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, không vi phạm khuyết điểm lớn;
b)Mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệchủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững anninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c)Thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn Quânkhu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục, được cấp có thẩm quyền ghi nhận.
Tóm lại, đối chiếu với những quy địnhtrên, có thể hiểu ông B chỉ là người có thành tích xuất sắc khi công tác trongquân đội nhân dân Việt Nam, đã được cấp có thẩm quyền ghi nhận chứ không phảingười có công với cách mạng (hiểu đơn giản ông B là người có thành tích xuất sắctrong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam). Với trường hợp này, có thể căn cứvào điểm c mục 5 Nghị quyết 01 và khoản 2 Điều 51 BLHS 2015 để nhận định làtình tiết giảm nhẹ khác. Khoản 2 Điều 51 BLHS 2015 quy định“Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiếtkhác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.”
Theo quan điểm thứ hai, vì A chỉ được ápdụng 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 (thành khẩn khai báo) và 1 tìnhtiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS 1999 (khoản 2 Điều 51 BLHS 2015– có bố đẻ được tặng Huân chương chiến công hạng ba) nên không thể quyết địnhhình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng là khoản 2 Điều138 BLHS 1999.
Qua ví dụ trên, có thể thấy, vì cách hiểukhái niệm “người có công với cách mạng” khôngthống nhất nên đã dẫn đến hai cách áp dụng chính sách hình sự khác hẳn nhau đốivới người phạm tội.
Theo ý kiến của cá nhân tôi, trong khichưa có hướng dẫn BLTTHS 2015 về khái niệm “người có công với cách mạng”, nên dẫn chiếu quy định tại Pháp lệnh 04 để hiểu và áp dụng thống nhất tình tiết giảm nhẹ “ngườiphạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ, người có công với cách mạng”theo điểm x khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 (như đã phân tích tại phần quan điểm thứ hai). Như vậy, vừa thể hiện rõ sự khoan hồng của Nhà nước, vừa đảm bảo sự thốngnhất, nguyên tắc pháp chế trong các quy định của pháp luật.
Từ góc độ nghiên cứu, tiếp cận một vấn đềmới có thể nảy sinh vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, tôi muốn đưara cùng trao đổi để có được nhận thức đúng đắn nhất. Rất mong nhận được hướng dẫncũng như ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn nhận thức của mình.