Nhãn năng lượng là một loại tem dán cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị điện. Dưới đây là danh sách hàng hóa bắt buộc phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.
Nhãn năng lượng là gì? Nhãn năng lượng có mấy loại?
Nhãn năng lượng là một loại tem dán trên các thiết bị tiêu thụ năng lượng, cung cấp các thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó.
Nhãn năng lượng có 2 loại theo Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP:
1- Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Mức hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ 1 sao – 5 sao, được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm.
Nhãn 5 sao là nhãn có cấp độ tiêu thụ và sử dụng điện năng tiết kiệm nhất trong bảng xếp hạng tiết kiệm điện do Bộ Công Thương công bố, đương nhiên các sản phẩm được gắn nhãn 5 sao cũng thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm khác.
2- Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
Những phương tiện, thiết bị dán nhãn xác nhận có hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ.
Danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng
Việc dán nhãn năng lượng không phải là bắt buộc với tất cả các thiết bị điện mà chỉ đối với các hàng hóa trong danh sách sau theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg:
STT |
Tên hàng hóa |
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng |
Tiêu chuẩn hiệu suấttối thiểu áp dụng |
Nhóm thiết bị gia dụng |
|||
1 |
Đèn huỳnh quang ống thẳng | Dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 25/4/2017 | TCVN 8249:2013 |
2 |
Đèn huỳnh quang compact | TCVN 7896:2015 | |
3 |
Chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang | TCVN 8248:2013 TCVN 7897:2013 |
|
4 |
Máy điều hòa nhiệt độ | TCVN 7830:2015 | |
5 |
Tủ lạnh | TCVN 7828:2013 TCVN 7829:2013 |
|
6 |
Máy giặt sử dụng trong gia đình | TCVN 8526:2013 | |
7 |
Nồi cơm điện | TCVN 8252:2015 | |
8 |
Quạt điện | TCVN 7826:2015 | |
9 |
Máy thu hình | TCVN 9537:2012 | |
10 |
Đèn LED | Dán nhãn năng lượng tự nguyện đến ngày 31/12/2019 Dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/01/2020 |
TCVN 11843:2017 TCVN 11844:2017 |
11 |
Bình đun nước nóng có dự trữ | TCVN 7898 : 2009 | |
Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại |
|||
12 |
Máy phôtô copy | Dán nhãn năng lượng tự nguyện | TCVN 9510:2012 |
13 |
Màn hình máy tính | TCVN 9508:2012 | |
14 |
Máy in | TCVN 9509:2012 | |
15 |
Tủ giữ lạnh thương mại | Dán nhãn năng lượng bắt buộc | TCVN 10289:2014 |
16 |
Máy tính xách tay | Dán nhãn năng lượng tự nguyện đến ngày 31/12/2019 Dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/01/2020 |
TCVN 11848:2017 |
Nhóm thiết bị công nghiệp |
|||
17 |
Máy biến áp phân phối | Dán nhãn năng lượng tự nguyện | TCVN 8525:2010 |
18 |
Động cơ điện | TCVN 7540-1:2013 TCVN 7540-2:2013 |
|
Nhóm phương tiện giao thông vận tải |
|||
19 |
Xe ô tô con loại dưới 7 chỗ | Dán nhãn năng lượng bắt buộc | |
19 |
Xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ | Dán nhãn năng lượng tự nguyện đến ngày 31/12/2018 Dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/01/2019 |
|
20 |
Xe mô tô | Dán nhãn năng lượng tự nguyện đến ngày 31/12/2019 Dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/01/2020 |
|
21 |
Xe gắn máy |
Các phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục bắt buộc dán nhãn năng lượng thì được khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện.