Bình luận Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi tại Bộ luật hình sự 2015

Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 121. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi BLHS 1999.
 

Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đối với 06 người trở lên;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 
Bình Luận

1. Khái niệm

Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

2.1. Mặt khách quan.
Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:
– Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ người  dưới 16 tuổi.
– Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi.
Lưu ý:
–  Dùng vũ lực (xem giải thích ở tội cướp tài sản).
– Đe dọa dùng vũ lực (xem giải thích ở tội cưỡng đoạt tài sản).
– Dùng thủ đoạn khác (xem giải thích ở tội cưỡng đoạt tài sản).
2.2. Khách thể.
– Hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của người dưới 16 tuổi.
2.3. Mặt chủ quan.
– Người phạm tội thực hiện tội phạm tên với lỗi cố ý.
2.4. Chủ thể.
– Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Về hình phạt

– Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 3 khung, cụ thể như sau:
a) Khung 1 (Khoản 1).
– Có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
b) Khung 2 (Khoản 2).
– Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
c) Khung 3 ( Khoản 3).
– Có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhận nhiệm vụ, chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nguồn: Chuyên trang học luật trực tuyến (hocluat.vn)

024 3755 8809