Văn bản chứng thực phân chia di sản và nhận di sản là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính và vụ án dân sự

(Ảnh minh họa - Nguồn: Hocluat.vn)

Chia sẻ nếu thấy bài hay

Luật quy định buộc bà C phải biết được hành vi hành chính của UBND xã ngay thời điểm chứng thực. nhưng mãi đến năm 2017, bà C mới khởi kiện vụ án hành chính là hết thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, bà có thể khởi kiện vụ án dân sự.

Sau khi đọc bài viết: “Văn bản chứng thực phân chia di sản và nhận di sản có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính?” của tác giả Th.s Lê Văn Quang – Phó Viện trưởng VKSND Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đăng trên Tạp chí Kiểm sát điện tử ngày 21/8/2018, tôi xin có một vài ý kiến trao đổi như sau:

Bà C có quyền lựa chọn khởi kiện vụ án hành chính hoặc vụ án dân sự.

Trường hợp bà C khởi kiện vụ án hành chính đối với hành vi chứng thực hai văn bản của UBND xã thì cần xem xét lại vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.

Theo Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất quy định về các bước chứng thực đối với văn bản phân chia và nhận di sản thừa kế như sau:

– Bước 1: Công chức Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận hồ sơ viết phiếu biên nhận hồ sơ trao cho người yêu cầu chứng thực, trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định.

– Bước 2: Thông báo niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn trước đây của người để lại tài sản thừa kế, hoặc nơi có tài sản của người để lại di sản trong thời gian 30 ngày.

– Bước 3: Sau thời hạn niêm yết nêu trên, nếu xét thấy không có khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc thoả thuận phân chia thừa kế thì tiến hành xem xét nội dung của văn bản thoả thuận phân chia tài sản thừa kế đã được soạn thảo sẵn; trong trường hợp nội dung văn bản được soạn thảo sẵn vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc soạn thảo không đạt yêu cầu thì phải sửa đổi, bổ sung; Đọc lại văn bản thoả thuận phân chia tài sản thừa kế cho những người liên quan nghe hoặc yêu cầu tự đọc lại văn bản trong trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung. Yêu cầu những người liên quan ký tắt vào từng trang của văn bản, trừ trang cuối phải ký đầy đủ.Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện (theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện) ký văn bản chứng thực.

Như vậy, khi chứng thực 02 văn bản nêu trên, UBND xã đã niêm yết đối với văn bản phân chia và nhận di sản theo thời hạn luật định. UBND xã chứng thực hai văn bản trên là hành vi hành chính thì hành vi đó đã được thực hiện ngày 13/9/2011 và hành vi đó đã được thông báo cho các đương sự có liên quan biết để thực hiện quyền khiếu nại nhưng bà C không có khiếu nại gì. Trường hợp này, luật quy định buộc bà C phải biết được hành vi hành chính của UBND xã ngay thời điểm chứng thực. Nhưng mãi đến năm 2017, bà C mới khởi kiện vụ án hành chính là hết thời hiệu khởi kiện.

Trường hợp bà C khởi kiện vụ án dân sự thì có thể khởi kiện ông N (người khai nhận di sản thừa kế) và các đương sự cùng hàng thừa kế, UBND xã đã thực hiện chứng thực vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.

Huỳnh Minh Khánh – TAND huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Nguồn: Tạp chí Kiểm sát (kiemsat.vn)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.