Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn

Chia sẻ nếu thấy bài hay

Thưa luật sư, tôi và chồng kết hôn tại Hải Dương, hiện tại chồng tôi đang sống ở Hải Phòng và tôi sống ở Hà Nội. Chúng tôi có một con gái được 23 tháng, tôi đang làm công nhân tại một xưởng may. Vậy bây giờ muốn ly hôn thì tôi phải nộp đơn xin ly hôn ở đâu? Và tôi có thể được nuôi con hay không nếu như chồng tôi nhất định đòi giành nuôi con.

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho đội ngũ luật sư Văn phòng luật sư Hoàng Hưng. Sau khi đã nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm và tư vấn cho bạn như sau:

 

Thứ nhất, về tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Căn cứ khoản 1, điều 39, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ:

 

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

 

Về thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu tại khoản 1, điều 40, BLTTDS 2015:

 

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

 

Như vậy, nếu bạn ly hôn thuận tình bạn có quyền thỏa thuận với chồng để lựa chọn tòa án giải quyết (Tòa án nơi vợ hoặc chồng đang cư trú hoặc tòa án nơi hai vợ/chồng đang sinh sống). Tức bạn có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên hoặc tòa án nơi hai vợ chồng bạn hiện đang sinh sống. Nếu ly hôn đơn phương theo luật tố tụng dân sự bạn phải nộp đơn xin ly hôn tại nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú hoặc nơi cuối cùng bị đơn lưu trú trong thời hạn 06 tháng gần nhất (Tức ở nơi chồng bạn đăng ký thường trú hoặc tại Hải Phòng nếu hai đã đăng ký tạm trú tại đây).

 

Thứ hai, vấn đề giành quyền nuôi con

Theo khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Trường hợp con chung của hai bạn được 23 tháng tuổi như vậy người vợ có lợi thế hơn khi giành quyền nuôi con. Nhưng, bạn vẫn cần chứng minh rằng bạn có đủ các điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.