Tác động của việc phát triển án lệ đối với công tác xây dựng, áp dụng pháp luật dân sự

Ảnh minh họa (Nguồn: hocluat.vn)

Chia sẻ nếu thấy bài hay

Một số tác động của việc phát triển án lệ trong 3 năm qua đối với công tác xây dựng, áp dụng pháp luật dân sự.

Công nhận và áp dụng án lệ ở nước ta đã có một quá trình nghiên cứu, vận dụng khá lâu dài ở những cấp độ khác nhau.[1]Tuy nhiên, trên tinh thần Hiến pháp năm 2013, cùng với nền tảng pháp lý về áp dụng, viện dẫn án lệ được ghi nhận tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, Luật phá sản năm 2014 và việc HĐTPTANDTC ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (Nghị quyết số 03/2015) thì mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần được hoàn thiện, nhưng có thể khẳng định việc công nhận, áp dụng án lệ ở nước ta đã bước sang nhận thức mới, tầm nhìn mới có tính chiến lược, bài bản hơn. Sự thay đổi này cũng góp phần tạo bước ngoặt quan trọng, khả thi hơn trong cải cách tư pháp, trong thực hiện vai trò bảo vệ công lý, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân và trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.[2]

Theo một nghĩa hẹp, tại tham luận này, tôi xin đề cập đến một số tác động của việc phát triển án lệ trong 3 năm qua đến công tác xây dựng, áp dụng pháp luật dân sự.[3]

1. Với tiêu chí trong lựa chọn án lệ là “chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần được áp dụng trong một vụ việc cụ thể” (Điều 2.1 Nghị quyết số 03/2015) và với thực tiễn công nhận, áp dụng án lệ (thông qua hiệu quả của xây dựng thể chế, của công tác lựa chọn, công bố, áp dụng tại TANDTC) đã góp phần thay đổi (hoặc đòi hỏi có sự thay đổi) trong nhận thức của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền về lập đề nghị, xây dựng chính sách, xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, thẩm định hoặc thẩm tra văn bản.

Những điều, khoản hoặc chính sách có tính “ô đồm”, liệt kê chi tiết, máy móc, cứng nhắc hoặc “nghĩ thay” ứng xử mà người dân có thể tự lựa chọn được trong tham gia các quan hệ dân sự… đã dần được thay thế (hoặc yêu cầu được thay thế) bằng những điều khoản, chính sách bao quát, ổn định hơn, mang tính định hướng chuẩn mực ứng xử pháp lý chung. Những vấn đề có tính biến động cao, không thể dự báo đầy đủ hoặc không thể áp đặt một ứng xử pháp lý chung cho mọi quan hệ trong giao lưu dân sự thì cũng đã dần để (hoặc yêu cầu để) thực tiễn xét xử của Tòa án định hình phù hợp với từng nội dung, tính chất, loại quan hệ, chủ thể quan hệ. Thực tế qua kết quả công bố 16 án lệ và công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật[4] cũng như công tác hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan (như Công văn giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC…) mặc dù còn ít so với như cầu của cuộc sống và còn có những dấu hỏi đặt ra nhưng chúng đã dần tạo niềm tin cho các cơ quan đề nghị xây dựng pháp luật, cơ quan lập pháp để đổi mới hiệu quả xây dựng pháp luật dân sự gắn với phát huy vai trò của TAND.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


[1] Trong đời sống chính trị – pháp lý ở Việt Nam, việc phát triển và áp dụng án lệ cũng không phải là vấn đề mới. Trước năm 1945 (ở miền Bắc) và trước năm 1975 (ở miền Nam) việc nghiên cứu và áp dụng áp lệ đã khá phổ biến trong hệ thống Tòa án dưới các chế độ cũ. Trong những năm 1950-1960, Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã từng ghi nhận việc áp dụng án lệ theo hướng: Đ xét x các v án hình s và dân s, cn áp dng lut pháp ca nước Vit Nam Dân ch Cng hòa đã ban hành, áp dng đường li, chính sách ca Đng và Chính ph, áp dng án l ca các tòa án, ca Tòa án ti cao; Tòa án nhân dân phúc thm ch đo công vic xét x ca các tòa án nhân dân cp dưới thông qua án l ca mình (Thông tư số 19-VHH ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp, Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/7/1959 của Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư số 92-TC ngày 11/11/1959 của Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao; Tập san Tư pháp của Tòa án tối cao trong những năm 1960 cũng đã mở mục bình luận án lệ). Trong suốt thời gian sau đó, mặc dù không có ghi nhận chính thức, nhưng thông qua hoạt động tổng kết công tác xét xử cho thấy việc áp dụng án lệ của ngành Tòa án vẫn được “n” trong các hướng dẫn công tác xét xử của TANDTC. Xem thêm Nguyen Hong Hai, “Court precedents in Vietnam: a view from the building of the 2015 Civil Code”. Vietnam Law and Legal Forum, No 275/Jul 2017.

[2] Thực ra thành tựu về thể chế trong phát triển án lệ của TANDTC không chỉ dừng lại ở Nghị quyết số 03/2015 mà còn thể hiện ở một loạt các nghị quyết có liên quan của HĐTPTANDTC giúp thúc đẩy hình thành, nguồn phát triển án lệ chất lượng hoặc bảo đảm việc áp dụng án lệ có hiệu quả hơn, như: Nghị quyết số 03/2017 về công bố bản án, quyết định trên cổng Thông tin điện tử của Tòa án, hai Nghị quyết về ban hành biểu mẫu trong tố tụng dân sự, Nghị quyết số 03/2016 về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản, Nghị quyết số 03/2018 về hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu; các công văn của TANNDTC hướng dẫn nghiệp vụ trong lĩnh vực dân sự, hành chính…

Một kết quả cũng đáng ghi nhận thể hiện qua cách làm dân chủ, khoa học, bài bản của Chánh án, HĐTPTANTC và đội ngũ tham mưu, thu hút được tham gia khá đông đảo của nhiều Bộ, ngành, chuyên gia trong và ngoài nước; qua việc minh bạch, công khai trên trang điện tử về án lệ, trong bình luận án lệ; công tác tập huấn viết bản án, quyết định…

[3] Mặc dù mới ở mức khiêm tốn.

[4] Xem chú thích 2


NGUYỄN HỒNG HẢI – Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp

SOURCE: Hội nghị Sơ kết 03 năm thực hiện Công tác phát triển án lệ của TANDTC. TP.HCM, 17/9/2018 (Sử dụng bản dự thảo đầy đủ, một số câu, chữ khác với bản trong kỷ yếu Hội nghị)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.