Quy định về Ủy thác thu nhập chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Chia sẻ nếu thấy bài hay

Ủy thác thu thập chứng cứ được quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015. 

 

Điều 105. Ủy thác thu thập chứng cứ

1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sựTòa án có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.

2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơnbị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập chứng cứ.

3. Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác.

4. Trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.

5. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Tòa án giải quyết vụ án cơ sở chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc dân sự.

 

Ủy thác thu thập chứng cứ là gì?

Ủy thác thu nhập chứng cứ là việc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc có thể yêu cầu Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 105 BLTTDS 2015 lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu nhập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự. Việc ủy thác này như Bộ luật quy định, chỉ có thể xảy ra trong trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc không có đủ điều kiện để tiến hành thu nhập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự hoặc có thể tự mình tiến hành được nhưng không thuận lợi bằng Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Việc ủy thác thu nhập chứng cứ phải được tiến hành bằng việc Tòa án đang giải quyết vụ việc phải ra một quyết định ủy thác. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể để ủy thác thu nhập chứng cứ. Tòa án được ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác.

Trong trường hợp việc thu nhập chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.

Qua các các quy định của Điều luật này có thể thấy, nghĩa vụ thu thập, cung cấp và giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự, Tòa án đang giải quyết vụ việc chỉ tiến hành trong những trường hợp cần thiết theo quy định của BLTTDS 2015 (Điều 97), do đó, việc ủy thác thu thập chứng cứ chỉ xảy ra trong trường hợp đương sự và cả Tòa án đang giải quyết vụ án không có điều kiện thuận lợi hoặc hoàn toàn không có khả năng thu thập tài liệu, chứng cứ. Bộ luật này chưa có quy định về việc Tòa án giải quyết vụ việc khi đã có quyết định ủy thác nhưng không nhận được kết quả thì Tòa án nhận ủy thác hoặc cơ quan có thẩm quyền nhận được ủy thác phải chịu trách nhiệm như thế nào. Đây cũng là vấn đề cần có hướng dẫn cụ thể, vì nếu không chịu bất kỳ một trách nhiệm gì khi nhận được ủy thác mà không tiến hành các công việc được ủy thác thì Tòa án hoặc cơ quan được ủy thác có thể không làm tròn trách nhiệm của mình. Trong lúc đó, kết quả của việc ủy thác thu nhập chứng cứ có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự, trong lúc đó, các đương sự không thể tự mình tiến hành thu nhập tài liệu, chứng cứ được.

Nguồn: Chuyên trang học luật trực tuyến (hocluat.vn)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.