Quốc hội và sự kỳ vọng việc giải quyết thảm họa Formosa

Chia sẻ nếu thấy bài hay

Ngày 08-05-2017 – Chương trình hoạt động của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 20/7 đến hết ngày 29/7 năm 2016, là một cử tri theo dõi, tôi đã thất vọng khi trong 4  chương trình hoạt động thì hai chương trình đã không đáp ứng được sự mong mỏi và kỳ vọng của tôi và nhiều cử tri, cụ thể các nội dung:

– Bầu các chức danh do Quốc hội quyết định theo nhiệm kỳ (công tác nhân sự)

– Xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014.

– Xem xét, thông qua các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.

– Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017 và việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề, nghị quyết về một số vấn đề quan trọng (nếu có).

1. Trong bốn chương trình nêu trên, tôi thất vọng với hai nội dung:

Một là: Kỳ họp đã đi qua, cử tri rất kỳ vọng về việc cần sớm hoàn thiện một loạt các luật, bộ luật và pháp lệnh nhưng vẫn chậm chạp chưa thể ban hành được như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, luật tạm giữ tạm giam, luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự…. đây là những luật, bộ luật hết sức quan trọng và ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống xã hội của quốc gia, có lẽ đối với một số không nhỏ đại biểu, người có thẩm quyền đã không hiểu rõ hoặc cố tình không hiểu nhu cầu đúng đắn và cấp thiết của đời sống xã hội hiện nay, cũng như sự mong chờ của hơn 1 vạn luật sư và hàng chục vạn phạm nhân và người đang là nghi can, bị can, kể cả người nhà của những người này có lẽ sẽ lên đến hàng chục triệu người quan tâm về việc khẩn chương ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật trên để nó được áp dụng.

Tôi nhận thức rõ một phần dân chủ và khách quan trong nội dung các luật, bộ luật nói trên nhằm đảm bảo quyền con người và công lý đúng như mục tiêu và chính sách hình sự mà hiến pháp và pháp luật hình sự đã quy định, trong đó có những dự luật đã thai nghén hàng chục năm nay nhưng lại không có trong kế hoạch xây dựng luật trong năm nay, Ví dụ như: Luật biểu tình, vì vậy chắc chắn vấn đề thực hiện quyền con người và dân chủ sẽ vẫn còn hạn chế, xin chưa nói là vi hiến khi làm hoặc không làm một việc mà hiến pháp đã quy định.

Hệ quả của nó sẽ là những người nắm giữ quyền lực sẽ càng xa dân, sẽ không có động lực và các hành động cụ thể để làm cho xã hội phát triển, cũng như mong muốn xây dựng, hoàn thiện một nhà nước pháp quyền, bảo đảm các quyền cơ bản của con người theo nội dung hiến pháp 2013, Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết sẽ chưa thể nào thực hiện được một cách đầy đủ.

Hai là: tôi muốn nói lên sự mong mỏi của hàng chục triệu cử tri trên cả nước, theo dõi các buổi tiếp xúc cử tri của các vị Đại biểu với vai trò là lãnh đạo cao cấp của nhà nước như: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội; Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri TPHCM; Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri TP Cần Thơ và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri TP Hải Phòng, các phương tiện truyền thông như báo chí, đài truyền hình đều đưa tin các ý kiến cử tri góp ý kiến cũng như đặt câu hỏi với các vị (dù là cử tri chỉ định hoặc lựa chọn đi tiếp xúc đại biểu Quốc hội) cũng đều đặt câu hỏi rất gắt gao và sát thực về trách nhiệm khi gây ra thảm hoạ môi trường của Formosa, nhưng trong chương trình của hoạt động giám sát của Quốc hội kỳ họp vừa qua không ban hành một nghị quyết giám sát cụ thể để giải quyết triệt để một cách cấp bách vụ việc này.

Quốc Hội là một cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, đại diện tối cao cho quyền lợi của cử tri để thực hiện các nội dung: Lập hiến, lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề lớn quan trọng của đất nước.

2. Ở đây tôi muốn nói đến hai vấn đề:

Một là: Thảm họa môi trường Fomorsa có là vấn đề lớn của đất nước hay không? Tôi tin chắc để tự trả lời câu hỏi này là thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra là một vấn đề quá lớn đối với nhân dân, quốc gia và dân tộc, tôi cũng chắc chắn tin rằng đa số cử tri trong cả nước sẽ đồng tình quan điểm này.

Chúng ta không còn bàn cãi gì về việc thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra là lớn hay nhỏ, cái đáy mà thảm họa này chạm vào là cuộc sống và thu nhập của hàng triệu dân nghèo của 4 tỉnh nghèo của miền trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, mấy triệu cử tri là ngư dân, diêm dân, là những người được hưởng và sống bằng các dịch vụ từ biển chẳng lẽ sẽ bỏ phiếu cho quan điểm: ĐÂY LÀ VỤ VIỆC NHỎ khi mà cuộc sống của họ bị khó khăn nhiều lần, khi mà biển đã chết và cá đã hết, môi trường biển khi nào mới khôi phục được như trước thảm họa?

Hai là: Tại điều 6 của Luật tổ chức Quốc Hội có quy định về nhiệm vụ và chức năng của Quốc Hội là: giám sát tối cao các vấn đề: hoạt động của chủ tịch nước, hoạt động của chính phủ, hoạt động của UBTVQH, của TANDTC, VKSNDTC, của kiểm toán nhà nước…. Ở đây, điều cần bàn nhất là khi đã thấy và khẳng định thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra là vấn đề lớn, quan trọng vậy tại sao không thực hiện chức năng và nhiệm vụ giám sát của Quốc Hội bằng việc ban hành một nghị quyết về vấn đề này?

Tôi rất mong muốn và kỳ vọng là sau khi xác định vấn đề Formosa là hệ trọng, qua hàng loạt các ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội ngay trên nghị trường, dư luận của nhân dân, cử tri khi tiếp xúc tôi nghĩ nên chăng Quốc Hội cần sớm ban hành một hoặc nhiều nghị quyết giám sát các hoạt động xử lý vụ việc Fomorsa của Chính phủ, trong đó cần giám sát chặt chẽ trực tiếp các hoạt động thanh tra, điều tra và quản lý nhà nước theo chức năng của các bộ, ngành liên quan trong Chính Phủ để từ đó có những hành động và số liệu để trả lời thỏa đáng cho nhân dân và cử tri trong
cả nước.

Tôi cũng kỳ vọng và mong mỏi Quốc Hội sớm ban hành nghị quyết giám sát việc thực thi và áp dụng pháp luật của của các cơ quan tư pháp và cơ quan tiến hành tố tụng để bảo đảm công lý, lẽ phải và quyền lợi hợp pháp của ngư dân và những người bị thiệt hại trong 4 tỉnh miền trung, trong đó vấn đề cơ bản nhất là phương pháp và cơ chế đền bù của Formosa với dân bị thiệt hại.

Với tư cách của một người tư vấn pháp luật, tôi không đồng tình việc hứa bồi thường thiệt hại mức 500 triệu USD của Formosa thông qua chính phủ Việt Nam, vì như thế là sai về chủ thể trong việc xác định quan hệ pháp luật, mà những người trong giới làm luật, nghiên cứu về luật trên thế giới sẽ cười cho Việt Nam chúng ta khi có hàng ngàn giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ và hơn 1 vạn luật sư nhưng không làm gì cả khi một tình huống pháp luật đang bị xác định sai chủ thể quan hệ: Tôi muốn nói rằng hãy xác định mối quan hệ giữa các chủ thể:

– Chính phủ Việt Nam (có thể đại diện cho nhà nước): Chức năng và vai trò là quản lý nhà nước và hoạt động trên danh nghĩa quan hệ hành chính với chủ thể khác.

– Formosa: Một doanh nghiệp trực tiếp xả thải gây ra thảm họa và thiệt hại cho ngư dân, diêm dân (người làm muối), người hưởng lợi từ biển và đặc biệt là môi trường.

– Ngư dân, diêm dân, các doanh nghiệp và người hưởng lợi từ biển.

Vậy Chính phủ có thể thay mặt ngư dân, diêm dân, doanh nghiệp và người hưởng lợi từ biển để đàm phán, thương thảo và giải quyết tận gốc vấn đề về thảm họa nói trên với Formosa hay không? xin trả lời là không, vì ngư dân, diêm dân hoàn toàn có đủ năng lực của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, không và chưa có cơ chế ủy quyền đại diện cho Chính phủ làm việc này, nên việc Chính phủ đứng ra nhận 500 triệu USD của Formosa bồi thường thiệt hại cho dân là không đúng, việc nhận này trên cơ sở pháp lý nào?

Hiến Pháp và Bộ luật dân sự đều quy định đền bù và bồi thường dân sự phải xuất phát từ thiệt hại thực tế và yêu cầu của người bị hại. Theo tôi hiểu, trong vụ việc này Chính phủ chỉ có quyền: thanh tra, kiểm tra, đánh giá các tác động môi trường, ban hành các quyết định xử phạt hành chính đối với Formosa và các bên vi phạm pháp luật hành chính.

QUAN ĐIỂM: Theo tôi, để giải quyết tận cùng vấn đề này không có cách nào khác là phải thực hiện quyền tư pháp dân sự, Quốc hội nên ban hành nghị quyết giám sát chặt chẽ vấn đề này: Những ngư dân, diêm dân, người hưởng lợi từ biển của 4 tỉnh miền trung hãy tập hợp lại, mời luật sư tư vấn và thu thập hồ sơ để khởi kiện Formosa ra tòa án có thẩm quyền, quá trình hoạt động tố tụng, bằng phán quyết của tòa án thì vụ việc mới được giải quyết tận gốc, quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân, diêm dân, người hưởng lợi từ biển mới được bảo đảm, hơn 90 triệu cử tri của cả nước mới toại nguyện và các bạn bè quốc tế mới nhìn nhận: Pháp luật Việt Nam đã được thực thi một cách đúng đắn.

Luật sư Hoàng Văn Hướng

 

3 Comments

  1. Go travelling lamisil at antifungal cream for jock itch .42 ounce If there is one thing that Ahrendts knows well it is fashion and styling in clothes and accessories. If Apple can use her strengths to market new, wearable technology and do this better than the competition (she managed to trump the competition during her time at Burberry) then she stands a chance of placing Apple at the forefront of emerging market demand.

  2. I’d like to open an account bactroban sirve para granos The Fed has held its overnight funds rate between zero and0.25 percent since December 2008 and has more than tripled itsbalance sheet to around $3.7 trillion in an effort to pull theU.S. economy out of recession and spur stronger economic growth.

Leave a Reply

Your email address will not be published.