Dùng dụng cụ nào để tự vệ thì được xem là hợp pháp?

Chia sẻ nếu thấy bài hay

Một công dân Việt Nam bình thường sử dụng dụng cụ nào để tự vệ thì được xem là hợp pháp? đó là câu hỏi nhiều người đang quan tâm trong thời gian gần đây.

Hiện tại thì pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về các dụng cụ hợp pháp mà một công dân bình thường có thể mang theo nhằm mục đích tự vệ. Việc “hợp pháp” phải tuỳ thuộc vào dụng cụ và chủ thể được phép sử dụng dụng cụ đó. Vì thế, mọi người phải đối chiếu dụng cụ mình mang theo với các dụng cụ và chủ thể được phép sử dụng dưới đây để xác định xem liệu dụng cụ mà mình mang theo người có là hợp pháp hay không?

 

Căn cứ pháp lý: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

 

STT Dụng cụ Chủ thể được phép sử dụng
1 Vũ khí quân dụng gồm (Khoản 2 Điều 3):

  • Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
  • Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
  • Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
  • Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
 

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  • An ninh hàng không;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

(Khoản 1 Điều 18)

2 Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3, súng săn được xem là vũ khí. Khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí –> Cá nhân không được phép mang theo súng săn.
3  

Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. (Khoản 4 Điều 3)

 

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  • An ninh hàng không;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

(Khoản 1 Điề

Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao. (Khoản 5 Điều 3)
  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Công an nhân dân;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
  • Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.

(Khoản 1 Điều 24)

5 Vật liệu nổ gồm:

  • Vật liệu nổ quân dụng.
  • Vật liệu nổ công nghiệp.
 

  • Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và bảo quản vật liệu nổ quân dụng. (Khoản 1 Điều 35)
  • Các tổ chức thuộc Nhà nước được sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. (Điểm a Khoản 1 Điều 37)
6 Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

  • Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
  • Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
  • Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
  • Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
  • Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
  • Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự.

(Khoản 11 Điều 3)

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Cơ quan thi hành án dân sự;
  • Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
  • Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
  • An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
  • Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
  • Ban Bảo vệ dân phố;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Cơ sở cai nghiện ma túy;
  • Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

(Khoản 1 Điều 55)

 

Qua bảng trên đây thì các bạn có thể nhận thấy rằng hầu như một công dân bình thường khi mang theo bất kỳ dụng cụ nào được xem là “vũ khí” sẽ coi như không hợp pháp, dù cho việc sử dụng dụng cụ đó là nhằm mục đích tự vệ. Như vậy, sẽ ra sao nếu trong trường hợp bạn bị người khác xâm phạm tính mạng, thân thể mà không có bất kỳ dụng cụ nào để tự vệ; thiết nghĩ luật nên quy định liệt kê các dụng cụ mà công dân được phép mang theo nhằm mục đích tự vệ, tránh trường hợp khi gặp chuyện xấu thì người bị hại chỉ có biết cắn răng chịu trận.

 

Nguồn: Chuyên trang học luật trực tuyến (hocluat.vn)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.