Đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

Nguyễn Hải Dương và đồng phạm - (Ảnh: VnExpress)

Chia sẻ nếu thấy bài hay

Được quy định tại 1 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 thì: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thực hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên không phải cứ có nhiều người tham gia đã coi là đồng phạm, mà nhiều người đó phải cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm.

 

Có hai loại đồng phạm: là đồng phạm giản đơn và đồng phạm có tổ chức

  • Đồng phạm giản đơn: là tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành
  • Đồng phạm có tổ chức: là đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 17).

Trong vụ đồng phạm tùy vào quy mô và tính chất mà có thể có nững người giữ vai trò khác nhau: người tổ chức, người xúi giục, người thực hành, người giúp sức

“Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”. Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Người tổ chức trong đồng phạm chính là người lên kế hoạch thực hiện tội phạm, xác định đối tượng, mục đích thực hiện tội phạm…

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”.

Theo luật hình sự  Việt Nam có hai loại trường hợp sau được coi là trực tiếp thực hiện tội phạm:

Thứ nhất là trường hợp tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Đây là trường hợp trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường trong thực tế. Tự mình thực hiện có thể là có sử dụng công cụ, phương tiện kể cả sử dụng cơ  thể người khác và súc vật như là công cụ, phương tiện hoặc có thể không sử dụng công cụ, phương tiện. Trong vụ phạm tội cố ý có thể có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, không đòi hỏi mỗi người phải thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi đó. Nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì những người đồng thực hiện chỉ có thể là những người có đủ những dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Nếu không, họ chỉ có thể là người giúp sức hoặc cá biệt có thể phạm tội khác.

Thứ hai người trực tiếp thực hiện tội phạm là những người không tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm như không tự mình thực hiện hành vi tước đoạt sinh mạng người khác hoặc không tự mình thực hiện hành vi hủy hoại tài sản. Họ chỉ có hành động (cố ý) tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Nhưng bản thân những người bị tác động mà đã thực hiện hành vi đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người đã tác động vì:

  • Họ là người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
  • Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm.
  • Họ được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần.

Do đặc điểm riêng, người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ hai không thể xảy ra ở những tội đòi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện như tội hiếp dâm hoặc tội loạn luân… Ở những tội này chỉ có thể có người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ nhất.

Trong thực tế, có thể chỉ có một người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng này trong vụ phạm tội nhưng cũng có thể nhiều người.

Người thực hành thường là người giữ vai trò quan trọng trong vụ án. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, người thực hành không phải là người đóng vai trò chính trong vụ đồng phạm. Tuy vậy, về mặt pháp lý, hành vi của người thực hành được coi là vị trí trung tâm vì nhiều vấn đề về định tội và quyết định hình phạt được giải quyết căn cứ vào hành vi đó.

Tuy nhiên trong thực tiễn không phải bao giờ người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra đặc biệt với người tổ chức, có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực hành tự ý thực hiện hành vi vượt quá yêu cầu của người đồng phạm khác đặt ra. Khoa học luật hình sự gọi là hành vi thái quá của người thực hành trong vụ có đồng phạm. Hành vi thái quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không mong muốn. Hay nói cách khác là hành vi phạm tội của người thực hành mà những người đồng phạm khác không có ý định thực hiện.

“Người xúi giục là những người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm”. Hành vi

kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi giục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động phạm tội của những đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi giục chưa có ý định phạm tội, vì có người khác xúi giục nên họ mới nảy sinh ý định phạm tội. Nếu việc xúi giục không liên quan trực tiếp đến hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn ý định phạm tội thì không phải là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm.

“Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”

Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn, cung cấp phương tiện phạm tội hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm, hứa che giấu người phạm tội, phương tiện, xóa dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có.

Dù tạo điều kiện vật chất hay tinh thần cho việc thực hiện tội phạm thì hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ người giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm

Hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm của người giúp sức cũng có thể là hành vi của người tổ chức, nhưng khác với người tổ chức, người giúp sức không phải là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy mà chỉ có vai trò thứ yếu trong vụ án đồng phạm. Nếu các tình tiết khác như nhau thì người giúp sức bao giờ cũng được áp dụng hình phạt nhẹ hơn những người đồng phạm khác.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.